0

Rối loạn nhân cách là gì? (phần 2) | Safe and Sound

Rối loạn nhân cách là một dạng rối loạn tâm thần, thường được phát hiện ở lứa tuổi vị thành niên hay vừa mới trưởng thành. Các bác sĩ tâm thần cho biết, nó bao gồm tất cả những suy nghĩ, cảm xúc, mô hình hành vi và thái độ xã hội tác động đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân và niềm tin chúng ta về người khác lẫn thế giới xung quanh.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

3. Dấu hiệu nhận biết rối loạn nhân cách

3.2. Rối loạn nhân cách nhóm B: kịch tính/cảm xúc/bất định 

Theo bác sĩ tâm thần, một người mắc rối loạn nhân cách nhóm B phải đấu tranh để điều hoà cảm xúc của họ. Họ thường quá dâng tràn cảm xúc và không thể tiên đoán, thể hiện những dạng hành vi mà khác xem là kịch tính, thất thường, hăm dọa và thậm chí phá rối. Các bác sĩ tâm thần cho rằng, điều này tạo ra một vòng tròn luẩn quẩn vì người khác cảm thấy không thoải mái khi phải ở gần họ, bởi vậy các mối quan hệ cá nhân và xã hội sẽ khó có thể đạt được và gìn giữ, chính điều này lại càng làm gia tăng các triệu chứng ban đầu. 

* Rối loạn nhân cách chống đối xã hội

  • Chủ thể thao túng, bóc lột hoặc vi phạm quyền lợi của người khác.
  • Họ thấy người khác thật dễ bị tổn thương và có thể đe doạ hay bắt nạt những người này mà không hề thấy chút ăn năn. Theo các bác sĩ tâm thần, họ có thể gây gổ, thậm chí bạo lực. 
  • Hành vi của họ thường có tính chất tội phạm; họ nói dối và ăn cắp, sử dụng nhiều bí danh để đánh lừa người khác.
  • Họ bất chấp sự an toàn của bản thân và người khác.
  • Họ luôn vô trách nhiệm và bốc đồng, không màng đến hậu quả hành động của mình.
  • Họ đổ lỗi cho người khác về những vấn đề mà họ gặp phải.
  • Các bác sĩ tâm thần cho biết, rối loạn này trở nên hiển nhiên vào giai đoạn cuối của thời niên thiếu và thường mất dần vào tuổi trung niên.

 Ảnh 1: Người mắc rối loạn nhân cách luôn nghi ngờ mọi thứ xung quanh 

* Rối loạn nhân cách ranh giới/bất định

  • Chủ thể có một hình ảnh về bản thân rất mong manh.
  • Theo các bác sĩ tâm thần, họ bất ổn về cảm xúc (còn được gọi là rối loạn điều tiết cảm xúc) với những đợt dao động tâm trạng nghiêm trọng và những cơn giận dữ ghê gớm và thường xuyên.
  • Họ có những mối quan hệ nồng nhiệt nhưng bất ổn với người khác.
  • Họ sợ phải ở một mình hay bị bỏ rơi, có cảm giác cô đơn và trống rỗng kéo dài, dẫn đến sự cáu bẳn, lo âu và trầm cảm.
  • Họ có những dạng thức tư duy hay tri giác phá rối (còn được gọi là những bóp méo về nhận thức hay tri giác).
  • Họ hành động một cách bốc đồng, có khuynh hướng tự hại và có những suy nghĩ hoặc nỗ lực tự tử.

* Rối loạn nhân cách kịch tính

  • Chủ thể ích kỷ và luôn kiếm tìm sự chú ý.
  • Họ ăn mặc hay hành động một cách không phù hợp và thu hút sự chú ý về phía bản thân qua vẻ bề ngoài.
  • Trạng thái cảm xúc của họ thay đổi chóng vánh, khiến họ có vẻ nông cạn.
  • Họ vô cùng kịch tính với các biểu hiện cảm xúc được đẩy lên thái quá.
  • Họ liên tục tìm kiếm sự trấn an hay ủng hộ.
  • Họ rất dễ xuôi theo ý người khác (dễ bị ảnh hưởng).
  • Họ tin rằng các mối quan hệ của họ thân mật gần gũi hơn thực tế.
  • Họ có thể hoạt động tốt ở mức cao trong môi trường xã hội và công việc.

* Rối loạn nhân cách ái kỷ/ rối loạn nhân mãn

  • Chủ thể có nhận thức về tầm quan trọng của bản thân được thổi phồng, cho rằng mình đáng được nhìn nhận như một kẻ cao quý và phóng đại những tài năng của mình.
  • Họ ám ảnh với những mơ tưởng về sự thành đạt, quyền lực, tài trí, vẻ đẹp, hay người bạn đời hoàn hảo của mình. 
  • Họ tin rằng họ chỉ có thể sánh vai với những người có đẳng cấp tương tự.
  • Họ trông đợi có được những đặc ân và sự phục tùng không chất vấn từ người và lợi dụng người khác để có được những điều họ muốn. 
  • Họ không sẵn lòng và không có khả năng nhìn nhận những nhu cầu và cảm giác của bất kỳ một ai khác,...
  • Họ tin rằng mình bị ghen ghét.

Ảnh 2: Kiêu ngạo là một trong các dấu hiệu rối loạn nhân cách ái kỷ

3.3. Rối loạn nhân cách nhóm C: lo âu/sợ hãi

Nhóm rối loạn nhân cách này có đặc điểm là hay lo lắng, sợ hãi. Theo các bác sĩ tâm thần, chủ thể mắc một trong các rối loạn này sẽ phải chật vật với cảm giác sợ hãi, lo âu dai dẳng và vô cùng mãnh liệt, có thể có các dạng thức hành vi mà phần lớn mọi người xem là chống đối xã hội hay thu mình. Các bác sĩ tâm thần chia nhóm C thành 3 nhóm gồm: rối loạn nhân cách phụ thuộc, tránh né và ám ảnh cưỡng chế. 

* Rối loạn nhân cách phụ thuộc

  • Chủ thể sợ phải ở một mình và tự lo liệu mọi việc cho mình.
  • Họ liên tục cố gắng làm hài lòng và tránh việc bất đồng với người khác, bởi họ sợ hãi việc bị chối bỏ.
  • Họ quá nhạy cảm trước sự chỉ trích và bi quan.
  • Họ thiếu sự tự tin, hoài nghi bản thân, xem nhẹ năng lực và giá trị của mình, có thể mô tả mình “ngu ngốc”.
  • Họ thể hiện các hành vi hu bám, thụ động, phục tùng và níu kéo, có thể chịu đựng việc bị lạm dụng.
  • Nếu một mối quan hệ gần gũi tan vỡ, họ khẩn thiết tìm kiếm một mối quan hệ khác. 
  • Họ thường không có khả năng bắt đầu việc bởi sợ thất bại.

* Rối loạn nhân cách tránh né

  • Chủ thể sợ hãi sự chỉ trích, chối bỏ hay từ chối một cách quá mạnh mẽ đến độ họ cảm thấy khó khăn trong việc tạo kết nối với người khác. 
  • Họ cực kỳ cẩn trọng trong việc tạo ra các mối quan hệ bạn bè.
  • Các bác sĩ tâm thần cho biết, họ thường ngần ngại khi phải chia sẻ các thông tin hay cảm xúc cá nhân và điều này có thể khiến việc gìn giữ các mối quan hệ mà họ thật sự có trở nên khó khăn.
  • Họ tránh né bất kỳ hoạt động công việc nào liên quan đến giao tiếp cá nhân.
  • Họ tránh xa khỏi các tình huống xã hội bởi họ tin chắc rằng họ thiếu sót hay hèn kém.
  • Họ liên tục lo lắng về việc bị “phát hiện” và người khác chối bỏ, nhạo báng hay hạ nhục họ. 

 Ảnh 3: Người bệnh thường tránh né các công việc, hoạt động xung quanh

* Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế

  • Chủ thể ám ảnh với tính ngăn nắp, hoàn hảo và sự kiểm soát tâm trí mình và người khác.
  • Họ cứng nhắc và bướng bỉnh trong việc theo đuổi các nguyên tắc của mình.
  • Họ cũng quá cống hiến cho công việc đến mức họ thờ ơ với bạn bè và các hoạt động khác. Bởi vậy, các bác sĩ tâm thần khuyến cáo, họ không tạo lập hay duy trì được các mối quan hệ xã hội có ý nghĩa.
  • Họ quá bận tâm và tỉ mỉ và có thể nhỡ thời hạn công việc bởi họ không ngừng hướng đến sự hoàn hảo.
  • Họ không linh hoạt trong các vấn đề về đạo đức hay luân lý.
  • Họ không có khả năng bỏ đi những đồ vật đã cũ sờn hay vô giá trị ngay cả khi chúng không có chút giá trị tình cảm nào.
: Rối loạn nhân cách là gì? (phần 2) | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound